Người bị covid F0 ăn mì cay được không?

25-05-2022

Chế độ dinh dưỡng khoa học cũng rất cần thiết cho những người đang bị mắc covid để sức khỏe mau chóng hồi phục. Bên cạnh đó f0 cũng cần hạn chế một số thực phẩm không tốt cho cơ thể đang nhiễm bệnh. Vậy mì cay có nằm trong top những món f0 không nên ăn không? VegaFood  sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về người bị covid ăn mì cay được không nhé!

 

1. F0 có cần kiêng đồ ăn cay nóng?

Theo chỉ định của Bộ Y Tế thì người mắc bệnh covid không cần phải kiêng cữ bất kì loại thực phẩm nào. Thế nên F0 có thể ăn cay tùy theo sở thích, nhu cầu và khả năng của mình nhé!

Tuy nhiên, bệnh do covid gây ra sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến cho các chức năng của các cơ quan trong cơ thể trở nên yếu hơn bình thường, đặc biệt là phổi. Chính vì vậy, bệnh nhân nhiễm virus Sars-CoV-2 chỉ nên ăn cay ở mức độ mà cơ thể cho phép, tránh ăn các đồ ăn cay thường xuyên để tránh các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở,... trở nên trầm trọng hơn.

F0 vẫn có thể ăn đồ cay thoải mái nhưng nên ở mức độ vừa phải

2. Người bị covid ăn mì cay được không?

Như đã đề cập ở trên, f0 có thể tiêu thụ bất kì loại đồ ăn, thức uống nào bởi một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và mau chóng hồi phục sức khỏe hơn. Cho nên để giải đáp cho thắc mắc chung của mọi f0 bị covid nên ăn mì cay không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Mì cay 7 cấp độ là một món ăn thơm ngon dinh dưỡng cực kỳ quen thuộc với mọi người, đặc biệt đối với những ai mê mẩn ẩm thực Hàn Quốc. Hương vị cay nồng đặc biệt đến từ ớt bột Hàn Quốc làm nên hương vị đặc trưng của món ăn này. Sợi mì dai dai, nước dùng chua cay đậm đà kết hợp cùng các nguyên liệu ăn kèm kích thích vị giác của mọi người. 

Các thực phẩm có trong tô mì cay như thịt bò, xúc xích, mực, tôm, nghêu, thanh cua,... cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một bệnh nhân f0 đang nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, chất xơ từ bông cải xanh, kim chi, bắp cải tím, các loại nấm như kim châm, nấm đùi gà,... thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Mì được làm từ bột mì giúp nạp năng lượng cho cơ thể của người bị f0 hoạt động trong một ngày dài. 

Người bị covid ăn mì cay được không? Hoàn toàn có thể

Nếu bạn không may nhiễm phải covid nhưng lại thèm đồ ăn cay thì nên “quất” ngay một tô mì cay nóng hổi đầy ắp topping đi nhé! Bởi các dưỡng chất có trong món ăn này hoàn toàn có thể thay thế một bữa ăn chính trong ngày, hơn nữa đây còn là một thức ăn cực kỳ ngon và hấp dẫn. 

Thế nhưng, bạn nên hạn chế lượng ớt bột trong tô mì của mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé! Ăn quá cay cũng khiến cho bao tử bị ảnh hưởng và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Khi nào F0 không nên ăn mì cay

Mặc dù được hướng dẫn từ Bộ Y Tế là bệnh nhân mắc covid được ăn bất kì thực phẩm nào theo sở thích và nhu cầu của mình, nên mì cay cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, f0 cũng cần xem xét lại những trường hợp nào nên tuyệt đối kiêng đồ ăn cay dưới đây:

  • F0 bị các bệnh nền liên quan đến hệ tuần hoàn và hô hấp: Capsaicin là thành phần có trong bột ớt khiến tim đập nhanh và tăng hoạt động của tuần hoàn máu. Nếu người bệnh ăn cay liên tục dễ gây ra tình trạng suy tim cấp tính, rất nguy hiểm cho sức khỏe của f0. Vì vậy các đối tượng này nên tránh xa mì cay càng tốt nhé!

Tránh thực phẩm cay khi bị bệnh tim, phế quản

  • Người bị loét dạ dày hoặc viêm dạ dày mãn tính: Các chất cay nóng có trong mì cay có thể làm phù nề niêm mạc dạ dày và tăng nhu động hơn. Để chức năng tiêu hóa khỏe mạnh, f0 nên hạn chế ăn cay.

Đồ ăn cay nóng không tốt cho dạ dày

  • Người bị trĩ: Chế độ ăn cay nóng sẽ khiến cơ thể bị bón và làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Cho nên mì cay là món ăn không dành cho các f0 bị bệnh trĩ.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú bị covid ăn mì cay được không: Tiêu thụ đồ cay có thể gây tình trạng ợ chua, khó tiêu, ốm nghén,... không tốt cho thai phụ và sản phụ. Để con được phát triển khỏe mạnh và cơ thể ổn định bạn có thể ăn mì cay Hàn Quốc nhưng giảm lượng ớt bột tối đa nhất nhé!
  • F0 mắc các bệnh lý về da liễu: Hương vị cay có trong mì cay có thể khiến da của bạn gặp khó khăn trong vấn đề đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, làm cho tình trạng da bạn trở nên tệ hơn. Vì vậy f0 ăn mì cay được không thì trong trường hợp này là không nên nhé!

Người bệnh da liễu không nên tiêu thụ mì cay

4. F0 nên ăn gì để mau chóng hồi phục sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của F0. Một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tự phục hồi của người bệnh. Sau đây, là những nhóm chất cơ bản cần có trong bữa ăn hằng ngày của người nhiễm Covid.

  • Chất đạm: hay còn được biết đến là protein, chất đạm là dưỡng chất quan trọng trong việc cấu thành, xây dựng và tái tạo các mô trong cơ thể. Với vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, bổ sung chất đạm giúp cơ thể người bệnh tăng cường sức đề kháng chống đỡ bệnh tật. Chất đạm có thể được tìm thấy trong các thực phẩm quen thuộc như thịt, cá, trứng, sữa,… và các sản phẩm khác làm từ chúng.
  • Chất bột đường: có tác dụng lớn trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể, giúp các F0 hạn chế sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể do triệu chứng cảm, sốt. Đây còn là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tế bào hồng cầu và não bộ. Những thực phẩm có chứa nhiều chất bột đường như các loại đậu, bắp, các loại khoai,…
  • Chất béo: có lẽ không cần phải đề cập quá nhiều đến tác dụng của chất béo đối với cơ thể khi đây gần như là nguồn năng lượng chính cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Chất béo giúp cho người nhiễm covid dễ dàng hấp thu các Vitamin tan trong mỡ như Vitamin A,D,E,K. Những thực phẩm hằng ngày chúng ta thường sử dụng như thịt có mỡ, cá, các loại bơ động vật, thực vật đều có chứa hàm lượng chất béo cần thiết cho người bệnh.
  • Các Vitamin và khoáng chất: về mặt năng lượng, hầu như các chất này không sinh ra năng lượng hay tạo ra bất kỳ động lực nào cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, các chất này lại là những chất hỗ trợ cực tốt trong việc nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường thể trạng. Đặc biệt Vitamin và khoáng chất có trong hầu hết những thực phẩm hằng ngày và dễ tìm kiếm như rau, củ, quả, trái cây,…


Vậy là VegaFood đã giải đáp thắc mắc cho bạn bệnh nhân f0 bị covid ăn mì cay được không rồi. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là quan trọng đối với người đang mắc các bệnh suy giảm chức năng cơ thể. Vì vậy để bổ sung năng lượng và tạo cảm giác ngon miệng bạn nên thử một tô mì cay nhé! Lưu ý tránh tiêu thụ đồ cay nếu bạn đang mắc một số trường hợp như trên nhé!

Xem thêm: 1 tô mì cay bao nhiêu calo? Ăn mì cay có béo không?

Share
Facebook Share